Vấn đề nứt bê tông thường xuyên xảy ra. Hiện tượng này gây rất nhiều rắc rối cho những người thi công công trình, cũng như gây ra nhiều lo lắng cho chủ nhà, chủ đầu tư. Có nhiều cách khắc phục, xử lý vết nứt bê tông. Hiên nay có một số phương pháp sửa chữa vết nứt bê tông như tiêm epoxy, xẻ rãnh và trám bít vết nứt, khâu vết nứt, khoan và cắm, đổ đầy trọng lực, phun vữa, xử lý bề mặt, phủ bề mặt bê tông.
Bài viết này không tập trung phân tích cách xác định nguyên nhân gây nứt bê tông, tôi sẽ viết chuyên sâu nguyên nhân gây nứt ở bài viết khác. Bài viết này tôi tập trung phân tích các phương pháp xử lý vết nứt bê tông.
Phương pháp thích hợp để xử lý vết nứt bê tông dựa trên nguyên nhân gây nứt. Đánh giá vết nứt dựa vào nguyên nhân gây ra để xác định vết nứt thuộc loại nào. Ví dụ, nếu vết nứt là do co ngót bê tông, thì khả năng sau một thời gian vết nứt sẽ ổn định, không phát triển nứt nữa. Còn nếu vết nứt phát sinh do vấn đề về móng, có thể do lún lệch, thì xử lý vết nứt ngay tại vị trí nứt của kết cấu sẽ không có hiệu quả. Trường hợp này cần xử lý ở phần móng.
Một yếu tố khác là yêu cầu của việc xử lý vết nứt bê tông cần được xem xét. Chủ nhà/ chủ đầu tư có thể yêu cầu xử lý vết nứt để khắc phục vấn đề thẩm mỹ, sẽ khác với mục đích gia cường, tăng khả năng chịu lực của kết cấu, phục vụ cho việc nâng tầng công trình.
Phương pháp tiêm epoxy được sử dụng để xử lý các vết nứt rất nhỏ, bề rộng từ 0.05 mm. Kỹ thuật này thường bao gồm khoan đặt các đầu dẫn chạy dọc theo vết nứt, trám bít các vết nứt trên bề mặt, cuối cùng là tiêm epoxy dưới áp lực.
Tiêm epoxy đã được sử dụng thành công trong việc sửa chữa các vết nứt trong các tòa nhà, cầu, đập, và các loại kết cấu bê tông khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây nứt không được xử lý triệt để, thì các vết nứt mới có thể phát sinh gần những vết nứt ban đầu đã được xử lý.
Có 2 tùy chọn cho bạn. Một là xác định và trám bít các vết nứt. Sau đó xử lý tuyến nứt đó thành một mối nối. Hai là có thể xử lý chỗ nứt đó phù hợp với chuyển động của hai mảng bê tông, sau đó tiêm epoxy vào các vết nứt hoặc xử lý bằng các vật liệu thích hợp.
Trong trường hợp các vết nứt trong tình trạng đang bị rò rỉ, không thể khô thì kỹ thuật này không được áp dụng, trừ khi sử dụng một số loại epoxy chịu được độ ẩm nhất định. Các vết nứt ướt có thể được tiêm bằng vật liệu chịu ẩm. Nhưng các tạp chất trong các vết nứt (như bùn và nước) có thể làm giảm hiệu quả của epoxy trong việc sửa chữa các cấu trúc bị nứt.
Việc tiêm epoxy đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, và khả năng ứng dụng của kỹ thuật này bị hạn chế bởi nhiệt độ môi trường xung quanh.
Phương pháp tiêm epoxy sẽ được trình bày ở một bài viết khác.
Xẻ rãnh và trám bít vết nứt được sử dụng trong các điều kiện yêu cầu sửa chữa khắc phục bề mặt bê tông, nơi mà kết cấu không cần phải gia cố khả năng chịu lực. Kỹ thuật này liên quan đến việc xẻ rãnh, mở rộng vết nứt dọc theo chiều dài của nó, sau nó trám bít nó bằng một chất bịt kín phù hợp.
Đây là một kỹ thuật phổ biến để xử lý vết nứt bê tông. Kỹ thuật này tương đối đơn giản so với quy trình và kỹ năng để áp dụng kỹ thuật tiêm epoxy. Kỹ thuật tiêm epoxy phù hợp nhất với các bề mặt nằm ngang như sàn, vỉa hè. Tuy nhiên, xẻ rãnh và trám bít vết nứt có thể được thực hiện trên các bề mặt thẳng đứng (như: tường, vách), cũng như trên bề mặt cong (như: ống, cọc, cột tròn).
Kỹ thuật xẻ rãnh và trám bít được sử dụng để xử lý cả vết nứt nhỏ và lớn bị cô lập. Một cách áp dụng phổ biến và hiệu quả là chống thấm bằng cách hàn kín các vết nứt trên bề mặt bê tông, ở những nơi có nước hoặc nơi có áp lực thủy tĩnh. Phương pháp xử lý này làm giảm khả năng nước tiếp xúc với cốt thép, hay nước đi xuyên qua bê tông, gây ra các vết ố bẩn bề mặt và các vấn đề khác.
Các vật liệu trám bít có thể là bất kỳ vật liệu nào như epoxy, urethan, silicon, polysulfides, vật liệu nhựa đường hoặc vữa polyme. Cần tránh dùng các vật liệu gốc xi măng, vì lý do chúng có khả năng bị nứt.
Đối với các sàn, sân đường, chất bịt kín (sealant) phải đủ độ cứng để chịu được tải trọng do lưu lượng giao thông. Chất bịt kín đạt yêu cầu phải có khả năng chịu được biến dạng tuần hoàn và không được giòn.
Quy trình thi công bao gồm: chuẩn bị một rãnh ở bề mặt bê tông với chiều sâu thông thường từ 6 đến 25mm. Có thể sử dụng máy cắt bê tông, dụng cụ cầm tay, hoặc dụng cụ khí nén. Các rãnh sau đó được làm sạch bằng cách thổi khí, phun cát hoặc phun nước và sấy khô. Chất bịt kín được chèn vào rãnh khô, sau đó đông cứng lại, bám dính với bêtông.
Công tác “khâu” bao gồm: khoan lỗ trên cả hai bên của vết nứt, và gắn các chốt kim loại dạng chữ U có chân ngắn, kéo dài theo vết nứt như hình bên dưới. Phương pháp khâu có thể được sử dụng với yêu cầu: độ bền kéo của kết cấu phải được phục hồi trên các vết nứt ở vị trí chịu lực chính.
Quy trình khâu vết nứt bao gồm khoan lỗ trên cả hai bên của vết nứt, làm sạch các lỗ, và neo chân của các mấu sắt trong các lỗ bằng vữa không co ngót hoặc bằng vật liệu gốc epoxy.
Các dầm cầu bê tông cốt thép bị nứt đã được sửa chữa thành công bằng cách chèn các thanh cốt thép và dán chúng vào vị trí thích hợp bằng epoxy.
Kỹ thuật này bao gồm trám bít vết nứt, khoan lỗ sao cho vuông góc với mặt phẳng nứt. Sau đó đặt các thanh tăng cường vào lỗ khoan, lấp đầy các lỗ và vết nứt bằng cách tiêm epoxy. Các thanh tăng cường được đặt phù hợp với yêu cầu của việc sửa chữa.
Dự ứng lực thường là giải pháp thích hợp khi một phần lớn của kết cấu cần được gia cường, hoặc khi các vết nứt đã hình thành, phải được đóng lại.
Kỹ thuật này dùng các sợi hoặc thanh ứng lực trước để truyền lực nén lên kết cấu.
Cần có hệ neo đầy đủ cho thép dự ứng lực, và phải cẩn thận để không phát sinh vấn đề truyền sang các các bộ phận kết cấu liên quan.
Khoan và chốt một vết nứt bao gồm khoan xuống theo chiều sâu vết nứt, và phun vữa vào để tạo thành một dạng giống như chiếc chìa khóa.
Kỹ thuật này chỉ áp dụng khi các vết nứt chạy theo dạng đường thẳng, và tiếp cận được ở một đầu. Phương pháp này thường được sử dụng để sửa chữa các vết nứt dọc trong tường chắn. Một lỗ thường có đường kính 50 đến 75mm.
Khóa vữa ngăn ngừa chuyển động ngang của các phần bê tông liền kề với vết nứt. Khóa vữa cũng sẽ làm giảm rò rỉ nặng thông qua vết nứt, đồng thời hạn chế trôi đất phía sau bức tường bị rò rỉ.
Nếu yêu cầu xử lý của bạn là phải kín nước, không cần truyền tải trọng, thì lỗ khoan phải được lắp đầy bằng vật liệu đàn hồi, có mô đun đàn hồi thấp, thay cho vữa.
Các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp có thể được sử dụng để bịt kín các vết nứt có bề rộng bề mặt từ 0.03 đến 2 mm bằng cách làm đầy trọng lực.
Quy trình điển hình là làm sạch bề mặt bằng cách thổi khí hoặc phun nước. Bề mặt ướt phải được để khô vài ngày, để có được hiệu quả xử làm đầy vết nứt tốt nhất.
Việc sấy sau khi phun nước có thể có hiệu quả làm sạch cao và chuẩn bị tốt cho các vết nứt. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nứt có thể được đo thông qua độ sâu mà vật liệu bịt kín thâm nhập vào kết cấu.
Thử nghiệm cắt hoặc kéo có thể được thực hiện với tải trọng tác dụng theo hướng song song với vết nứt đã được sửa chữa( với điều kiện cốt thép không có mặt trong khu vực hư hỏng). Đối với một số vết nứt được sửa chữa bằng một số dạng polyme, phá hoại xảy ra nằm ngoài vị trí vết nứt đã được sửa chữa.
Vết nứt nhiều dạng. Có nhiều gây nhân gây ra. Các kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, cán bộ kỹ thuật cần lựa chọn cách xử lý phù hợp và hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp xử lý vết nứt nào cần được cân nhắc dựa trên các yêu tố khác nhau. Đầu tiên bạn phải có hiểu biết về nguyên nhân gây ra vết nứt. Sau đó đánh giá độ lớn nhỏ của vết nứt, và phạm vi, vị trí nứt.
Để giảm thiểu thiệt hại, tiết kiệm chi phí, tránh phát sinh vấn về trong tương lai chủ nhà, chủ đầu tư cần tìm đến những đơn vị có năng lực chuyên môn để xử lý. Giống như tìm một bác sỹ giỏi để chữa bệnh, các chủ nhà sẽ yên tâm hơn khi sử dụng công trình đã được sữa chữa bởi một công ty có uy tín.
Bạn ơi cho mình hỏi chút. Mình có ctrinh đang cần gia cố bạn có nhận ko?
Bạn vui lòng để lại số điện thoại nhé, hoặc gửi email cho mình về công trình của bạn :[email protected]
cho hỏi tí giá cả như thế nào tư vấn cho tôi 0943320466
Cho mình hỏi muốn liên hệ để sử lý nền kho của bên mình bị nứt thì liên hệ ại vậy? Thank !