Bài viết này đặt các vết nứt vào một mối quan tâm của người đi mua nhà và của chủ nhà: Nứt tường nhà có nguy hiểm không?, một câu hỏi thường được đưa ra.
Có nhiều loại vết nứt trong một công trình. Một số thì nhỏ, không đáng kể. Một số cách xử lý vết nứt đòi hỏi chi phí cao. Đôi khi trong trường hợp cực kỳ nguy hiểm, buộc phải phá dỡ một phần hoặc toàn bộ công trình.
Đầu tiên tôi nghĩ bạn cần phải hiểu về cách các bức tường làm việc. Hai nguyên chính để giải thích hiện tượng nứt tường là do biến dạng, và sụt lún đất nền. Hình vẽ dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về 2 nguyên nhân này:
Biến dạng gây ra do áp lực từ tải trọng công trình. Sụt lún do sự di chuyển của vùng đất nền mới đáy móng. Biến dạng có thể dễ dàng xử lý bằng cách sửa chữa thẩm mỹ bề mặt. Trong khi sụt lún thì xử lý khó khăn hơn, tốn kém hơn, thực tế đã chứng minh như vậy.
Có một tình huống mà biến dạng có thể gây sụt lún. Hệ thống thoát nước được kết nối với tòa nhà. Sự biến dạng gây ra lực cắt hoặc nứt, thì sau đó sự rò rỉ có thể sẽ gây sụt lún, bằng cách rửa trôi lớp đất bên dưới.
Các nguyên nhân khác gây nứt tường nhà là do thiết kế sai, hoặc thi công kém chất lượng, hoặc là bảo trì kém hiệu quả.
Hình vẽ dưới đây thể hiện 5 loại vết nứt trên tường gạch, các vết nứt hình thành trong tường đá cũng theo cách tương tự.
Tường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, vì nó dùng để bao che. Các vật liệu xây tường có thể co rút ban đầu. Cũng có thể nở ra sau đó co rút trở lại. Những biến dạng này sẽ làm mở rộng các vết nứt, theo cả chiều dài và chiều rộng. Các vết nứt thể hiện trên hình là các vết nứt dọc. Đây cũng là trường hợp thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, các vết nứt đôi khi cũng phát triển theo hướng mà khả năng kháng nứt thấp nhất, cho tới khi không phát triển thêm được nữa.
Các vết nứt này có độ rộng đồng đều. Điều này giúp chúng ta phân biệt với các loại vết nứt khác.
Vết nứt loại này không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến khả năng chịu lực của kết cấu. Do đó bạn cứ để nó phát triển và cô lập nó. Nước có thể thấm qua khe nứt này, thấm vào bên trong nhà của bạn. Nếu bạn để thấm lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bức tường, tường dễ bị mục và liên kết với các bộ phận khác sẽ yếu đi. Do đó bạn nên trám bít các vết nứt bằng các vật liệu chuyên dụng. Tuy nhiên, đối với những vết nứt nghiệm trọng hơn thì bạn nên tạo thành khe co giản.
Cụ thể là làm thế nào? Bạn cắt bức tường, tạo thành rãnh dọc vết nứt. Sau đó lấp đầy rãnh bằng vật liệu có tính co giản. Trong các tòa nhà hiện đại, các kỹ sư thường đặt khe co giản này ngay từ đầu khi thi công, ở vị trí ẩn đằng sau các ống nước.
Có 3 nguyên nhân gây ra các vết nứt phía trên các ô cửa:
Một số nhà thầu, vì lý do nào đó, đã không lắp đặt lăng tô, mà sử dụng khung cửa sổ để đỡ tường gạch phía trên. Nhưng một khi thay cửa sổ sẽ gây nứt tường gạch.
Bạn gặp trường hợp này hãy lắp lăng tô mới vào, và xử lý các vết nứt tường.
Điều này thường gặp ở tầng áp mái, hay trong nhà cấp 4 một tầng. Lăng tô ở tầng này phải chịu áp lực của xà gồ mái đặt trực tiếp lên phía trên ô cửa sổ. Tải trọng tác dụng lên lăng tô là quá sức chịu tải, áp lực này sẽ gây ra các vết nứt.
Trường hợp này cũng khuyến nghị là thay thế các lăng tô. Bạn cũng tùy vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của vết nứt để có những gia cố hợp lý.
Đầu nhô ra của lăng tô khi đặt âm vào tường thường tối thiểu phải là 300 cm mỗi bên. Nếu chiều dài ngàm vào tường của lăng tô không đủ thì nó dễ bị rơi xuống, vết nứt sẽ xuất hiện. Vì lý do nào đó, một số công trình chỉ đặt đầu ngàm này có 50 cm, rất nguy hiểm. Nó thể nó đứng vững thời gian đầu, nhưng về lâu dài thì rất khó nói.
Cách xử lý là thay thế các lăng tô với chiều dài ngàm đủ lớn.
Các neo đầu tường thường là các mấu sắt. Phá hủy thường xảy ra khi các mấu sắt này bị rỉ sét. Khi các mấu sắt này bị rỉ, chúng sẽ ra gây nứt tường. Các vết nứt này thường nằm ngang ngay vị trí mạch vữa.
Các vết nứt thường là dấu hiệu của hư hỏng. Cần thay thế các neo đầu tường.
Đây là loại nứt nặng nhất, nghiêm trọng nhất. Do đó cũng khó sửa chữa nhất. Lún có thể xảy ra do nhiều lý do:
- Hoạt động đào đất
- Rò rỉ ống thoát nước ngầm
- Hoạt động của rễ cây
- Đất nền yêu
- Hiện tượng cát chảy dưới móng
Danh sách nguyên nhân gây lún có thể dài hơn nữa. Tuy nhiên, bản chất của vấn đề là như nhau. Đó là nền móng của công trình bị dịch chuyển. Các vết nứt thường là các vết nứt nghiêng, độ rộng lớn nhất ở phía trên. Chúng có thể xảy ra ở góc nhà. Hiện tượng lún tôi sẽ được phân tích chi tiết ở một bài viết khác.
Giải pháp xử lý có thể là một số biện pháp liên quan đến gia cố nền hoặc gia cố móng. Vấn đề này phức tạp, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ của một kỹ sư kết cấu.
Kiểu nứt do trồi đất nền này cũng giống như nứt do lún. Tuy nhiên, vết nứt trong trường hợp này sẽ có độ rộng lớn nhất ở chân tường. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự trồi đất nền là sự mở rộng lớp đất sét. Đối với các công trình có móng nông, đất nền là đất sét có thể nở rộng hoặc co lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu đất sét bị ngập nước, đất sét có thể mở rộng và đẩy nền móng lên, gây ra các vết nứt.
Đốn bỏ cây cối cũng có thể gây ra hiện tượng trồi đất nền. Các cây cối ở quá gần công trình nên đốn xuống dần dần, dần dần sau một vài năm để đất nền ổn định dần.
Trong trường hợp trồi nền do đất sét, thì giải pháp là loại bỏ càng nhiều đất sét xung quanh móng càng tốt. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần một giải pháp quyết liệt hơn, có thể bạn phải dùng giải pháp nền móng sâu hơn.
Trên đây là 5 nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường thường gặp nhất. Đây có thể là chưa phải là đầy đủ nhất. Tuy nhiên, qua đây bạn cũng có thể tự đánh giá trường hợp của mình để trả lời cho câu hỏi: " Nứt tường nhà có nguy hiểm không? ". Xử lý vết nứt tường cho từng trường hợp là khác nhau. Nếu bạn lo lắng, chưa chắc chắn với nhận định của mình, thì có thể mời chuyên gia kiểm định để tìm kiếm lời khuyên và giải pháp.