Nứt bê tông là một hiện tượng khá phức tạp. Vậy có cách nào phòng chống nứt bê tông hay không? Câu trả lời là Có. Bài viết này sẽ hệ thống các biện pháp để hạn chế các vết nứt bê tông. Bài viết cũng kèm theo các phân tích kỹ thuật. Qua đó sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về nguyên nhân gây nứt trong bê tông.
Các biện pháp phòng chống nứt được giới thiệu dưới đây được thực hiện ngay khi đổ bê tông và trong quá trình bê tông đông cứng.
Tỷ lệ nước / xi măng thấp sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng bê tông. Tỷ lệ này là tỷ lệ về khối lượng. Tỷ lệ nước / xi măng thấp hơn sẽ dẫn đến bê tông có độ bền cao hơn, các vết nứt sẽ nhỏ hơn. Tỷ lệ nước/xi măng không được vượt quá 0.5.
Bê tông giãn nở và co lại khi có sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Xu hướng chung là co rút lại. Co rút là nguyên nhân chính gây ra các vết nứt bê tông. Khi bê tông đông cứng, lượng nước dư thừa bắt đầu bốc hơi, do đó bê tông co lại. Vì vậy, hàm lượng nước ít sẽ dẫn đến lượng nước bay hơi ít hơn, do đó bê tông ít co rút hơn.
Bê tông phải được thiết kế cấp phối đúng và trộn đúng cách. Nếu bạn sử dụng quá ít xi măng, thì gần như chắc chắn sẽ có vết nứt. Sử dụng quá nhiều nước sẽ làm cho bê tông yếu đi, cũng dẫn đến các vết nứt.
Sử dụng các loại cốt liệu chất lượng tốt để trộn thì tạo ra bê tông ít co ngót hơn. Khi trộn bê tông phải trộn đều, cần tránh hiện tượng các cốt liệu phân tầng, hoặc phân bố không đồng đều.
Nếu cốt liệu kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sự co ngót của bê tông. Nếu trộn cốt liệu lớn (đá) kém chất lượng với cốt liệu nhỏ (cát) có chất lượng tốt đi nữa vẫn có thể làm tăng nhanh độ co ngót của bê tông.
Cần trách sử dụng các cốt liệu bẩn, tránh dùng các loại xi năng có đặc tính co ngót cao. Sử dụng các loại phụ gia cho bê tông đúng chủng loại, đúng liều lượng, hạn chế sử dụng các loại phụ gia có ảnh hưởng làm tăng sự co ngót của bê tông.
Sử dụng các kỹ thuật làm mặt đúng, vào đúng thời điểm cũng là biện pháp để hạn chế nứt bê tông. Người ta thường sử dụng xoa mặt thủ công hoặc xoa mặt bằng máy. Ở những mặt sàn bê tông lớn như sàn nhà xưởng, kỹ thuật xoay bằng máy thường được sử dụng.
Trong quá trình đổ bê tông, cũng tránh đầm dùi quá mức. Vì đầm dùi bê tông quá mức sẽ dẫn đến phân tầng cốt liệu và mất nước.
Xoa mặt sẽ dẫn nước trở lại bê tông. Nếu không xoa mặt thì nước sẽ bốc hơi nhanh, gây ra các vết nứt.
Mất nước nhanh từ bề mặt bê tông sẽ dẫn đến hiện tượng nứt. Hiện tượng này đặc biệt nghiêm trọng ở những mặt sàn bê tông có diện tích lớn. Trong thực tế, chúng ta thường thấy hiện tượng nứt sàn bê tông xảy ra phổ biến hơn so với nứt dầm và cột. Do đó, bảo dưỡng sàn bê tông để chống mất nước là một công tác không thể thiếu.
Ngay sau khi bề mặt bê tông khô ráo sau quá trình xoa mặt, bạn cần có biện pháp giữ ẩm cho nó. Bạn có thể phủ lên bề mặt bê tông bằng các tấm thảm ngâm nước, hoặc xây gờ xung quang sàn, rồi dẫn nước vào ngâm sàn. Thời gian bảo dưỡng bê tông ít nhất phải được 3 ngày. Trong thời gian này, bạn phải đảm bảo bề mặt bê tông luôn luôn được giữ ẩm.
Trong quá trình bảo dưỡng, bê tông không nên chịu bất kỳ tải trọng nào.
Bê tông được đổ và đầm dùi đúng cách, kèm theo xoa mặt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vết nứt. Đầm dùi bê tông đúng cách để đảm bảo bê tông lèn đầy đủ vào các góc cạnh. Nếu không đầm dùi kỹ sẽ dẫn đến hiện tượng tạo thành các lỗ rỗng và khuyết tật bê tông. Đầm dùi đúng cách cũng có tác dụng giải phóng không khí ứ đọng trong khối bê tông. Cũng không nên đầm dùi quá nhiều, vì sẽ dẫn đến hiện tượng phân tầng trong bê tông.
Đất nền bên dưới sàn bê tông cần được lu lèn đúng cách để đạt được độ chặt mong muốn. Nếu nền đất bên dưới sàn bê tông gồm nhiều lớp đất đá khác nhau, thì mỗi lớp phải được lu lèn đủ độ chặt. Nếu nền đất bên dưới sàn bê tông lỏng lẻo thì sẽ dẫn đến sụt lún nền, gây ra nhiều vết nứt nghiêm trọng.
Đối với các sàn nhà xưởng công nghiệp và các sân đường bê tông, các nhà thầu thường phải chú trọng công tác này.
Các khe co giãn thường được tạo ra để điều chỉnh sự co ngót của bê tông. Đây được xem như tạo ra trước vết nứt như mong muốn. Bê tông sẽ nứt tại các vị trí này thay vì nứt ở các vị trí khác. Khoảng cách giữa các khe co giãn thường đều nhau, thông thường là từ 2.5m đến 3.5m.
Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý vết nứt. Công nghệ vật liệu phát triển kéo theo có nhiều lựa chọn hơn. Các biện pháp có thể được kể đến là:
Chi tiết về biện pháp kỹ thuật của từng phương pháp được trình bày đầy đủ ở bài viết: Xử lý vết nứt bê tông bằng cách nào?
Ngoài 7 biện pháp chống trên còn có một số biện pháp khác. Như dùng phụ gia giảm co ngót; hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột; sử dụng các sợi tổng hợp để kiểm soát nứt do co ngót.
Tại sao vấn đề nứt bê tông thường xuyên xảy ra? Có thể đó là đặc tính của vật liệu bê tông, không thể hoàn toàn không nứt. Cũng có thể nhiều kỹ sư công trình chưa chú ý đến các biện pháp phòng chống nứt bê tông.
Người ta thướng nói phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Có biện pháp chống nứt bê tông từ đầu sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sau: chất lượng công trình cao, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mang lại sự an tâm cho chủ nhà khi sử dụng công trình. Chúc bạn thành công.
chào anh có thể cho mình hỏi độ co ngót của bê tông mác 500 được không anh?